Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp những thành ngữ như: Giấc Nam Kha, Tây Thi, Nguyệt Lão, Liễu Chương Ðài ... hoặc Prômêtê, Gót Asin, Hồng Thủy ... hoặc Tú Bà, Chí Phèo, Xuân Tóc Ðỏ ... Ðó là những Ðiển tích, lấy trong văn hóa cổ, kim của Trung Quốc, phương Tây, Việt Nam, thường là những tên người, tên đất, những hình tượng văn học trong thần thoại, truyền thuyết, văn học, lịch sử ..., đầy tính thơ ca và chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa.
Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống của bạn đọc, góp phần nhỏ bé nâng cao trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại, chuyên mục "Ðiển tích Văn học" của NetCodo ra đời với mục đích ấy. Hàng tuần, vào ngày thứ Bảy, mời các bạn đến với chuyên mục của chúng tôi!
ÁO VẢI CỜ ĐÀO.
Cung phòng phảng phất khói hương. Hoa lan rụng trước thềm. Ngọc Hân gầy như cái bóng, lặng lẽ vào ra. Một cơn gió thoảng qua, những cánh hoa tơi tả, nàng bàng hoàng ngỡ tiếng Quang Trung, vội sửa áo lên chầu. Nhưng "cảnh lầu quạnh quẽ, hoa tàn, nhện chăng", Quang Trung còn đâu nữa!. Ðau buồn, cô đơn, Ngọc Hân giãi bày lòng mình qua những vần thơ đẫm nước mắt. Bài Ai tư vãn in đậm ấn tượng về một tình yêu. Nhưng bao nhiêu đời nay, người ta nhớ nhất câu:
Mà nay áo vải cờ
đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
"ÁO VẢI CỜ ĐÀO" ĐÃ THÀNH BIỂU TƯỢNG NGỢI CA QUANG TRUNG, người con yêu của dân tộc, con người từ nhân dân mà ra rồi lại trở về với nhân dân.
Tháng
11/1788, 29 vạn quân Thanh kéo vào nước ta theo lời cầu viện của Lê Chiêu
Thống. Nghe tin ấy, ngày 21 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên
ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc, đánh đuổi quân
Thanh.
Ðoàn quân vượt Trường Sơn vào một
ngày giáp Tết. Quang Trung mặc áo chiến bào đỏ chói, ngồi trên bành voi,
trước bành voi cắm một lá cờ lệnh đỏ. Quang Trung truyền tín hiệu xuống
đoàn quân:
- Lá cờ lệnh của ta ngả về đằng trước
là tiến, ngả về đằng sau là lùi, dựng lên là nghỉ.
Ðoàn quân nhìn lá cờ lệnh ngả về phía
trước hăm hở đi như gió bão. Ðến núi Tam Ðiệp, Quang Trung cho quân ăn Tết
trước và hẹn ngày mồng bảy Tết sẽ khao quân tại Thăng Long.
Và cuộc hành quân thần tốc bắt đầu.
Quang Trung tuyên bố từ giờ phút này, cờ lệnh sẽ luôn ngả về phía trước,
không dựng lên, không ngả về sau. Quân tướng đi như bay trong đêm, qua rừng
rậm, cánh đồng, làng mạc. Quang Trung có sáng kiến: hai người thay nhau cáng
một người để một người được nghỉ.
Tôn
Sĩ Nghị lúc này đang cùng Lê Chiêu Thống rượu chè, huênh hoang khinh quân
Tây Sơn quê mùa chỉ đánh quanh xó bếp. Không ngờ đoàn quân "áo vải
cờ đào" đang chuẩn bị chôn chúng.
Ðêm 30 Tết Kỷ Dậu, Quang Trung chỉ huy
quân chia làm năm mũi vượt sông Gián Khẩu, diệt đồn tiền tiêu, không một
tên lính nào chạy thoát. Ðêm mùng ba Tết, quân Tây Sơn vây úp đồn Hạ
Hồi, giặc đầu hàng vô điều kiện. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, Quang Trung chỉ
huy đánh đồn Ngọc Hồi. Hàng vạn tên giặc bị giết. Nghe tin dữ, Tôn Sĩ Nghị
kinh hoàng vứt ấn tín, nhảy lên ngựa chạy về phương Bắc. Trưa mồng 5 Tết,
Quang Trung dân quân vào kinh thành Thăng Long thì giặc đã chuồn cả. Nhân dân
ba mươi sáu phố phường chào đón đoàn quân áo vải. Lá cờ lệnh phấp phới
bay dưới vòm trời Hà nội. Từ đó, hình ảnh "áo vải cờ đào" trở
thành hình tượng ghi công quân Tây Sơn, sống mãi trong lòng nhân dân.
Ngọc Hân là Công chúa có trái tim đằm
thắm, trí óc sáng ngời của Bắc Hà. Nàng đã đánh giá đúng Quang Trung như
ý nguyện của nhân dân: Quang Trung chính là người nông dân khởi nghĩa, đập
tan chế độ Vua, quan thối nát lúc ấy và đánh đuổi quân xâm lược.
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn